.

Có gì mới?

Latest Post

Agrcultural Extension Work in United States

Written By Tadien on Tuesday, February 18, 2014 | 17:49

This book presents history of agricultural extension work in the United States of America in the period from 1785 - 1923. That form of popular education of farming people in the United States now known as agricultural extension work has passed through several stages of development covering nearly a century and a half. It had its beginning in early agricultural societies from the time of the organization of the Philadelphia Society in 1785.
These societies were formed to acquaint their members with what was being done to improve agriculture. But they also had among their objects to bring about local agricultural organizations and to disseminate agricultural information through their publications, newspaper articles, and lectures.

The public agricultural extension system in China

China’s government re-established its public agricultural extension system (PAES) at the end of the 1970s. By the end of the 1980s, the system employed an extension staff of more than one million. More than 70 percent of these staff members have graduated from technical high schools or colleges.
More than 90 percent of them work at PAES stations at the county and township levels, with most agents at the township level. By the mid-1980s, China has established stations in every rural county and township, even in remote regions, and this large and inclusive system provided high quality agricultural extension services. Read the full-text document here Duong, Xuan Lam

Monitoring and Evaluation for WB agricultural research and extension projects

This is just a wonderful, giving a comprehensive understanding about Monitoring and Evaluation in regards of agricultural and extension research and program funded by World Bank

Ngán ngẩm các journal về khuyến nông

Dạo quanh Internet tìm hiểu về CV các giáo sư, tiến sĩ trong ngành và đưa đẩy thế nào lại tìm đọc các thông tin về các bài báo họ đăng tải. Rất nhiều người phải nói là thực sự giỏi, có những người tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí "uy tín".
Nói như vậy cũng đồng nghĩa với việc có khá nhiều tạp chí không uy tín. Đúng là ngày nay cái gì cũng có thật vả giả, hàng "xịn" và hàng "dỏm". Nhiều tạp chí được tạo ra mà không đăng ký với ThomsonReuters, đội ngũ Editor Board thì toàn những cái tên lạ hoắc hoặc được tạo ra để một số cá nhân "tung hứng" lẫn nhau. Đó là còn chưa kể đến việc tác giả nào muốn đăng báo phải đóng một khoản phí gọi là "handling fee" sau khi báo được chấp nhận và chuẩn bị đăng. Việc đóng phí là hoàn toàn bình thường trên các tạp chí lớn và có uy tín nhưng các tạp chí có nhiều nghi vấn này thì sao??? không có gì đảm bảo là số tiền kia sẽ được chia chác một cách không minh bạch. Suy cho cùng sẽ có người tiền mất mà tật vẫn mang thôi.
Impact factor cũng chỉ là một chỉ số dùng để tham khảo và chỉ mang tính tương đối. Ví như tạp chí hiện đang đứng Top 1 về mảng Agricultural Economics (Journal  of American Agricultural Economics) cũng chỉ có Impact Factor chưa đến 3. Điều quan trọng là paper của anh được đọc và cite bao nhiêu lần, nội dung của anh có tố hay không, đóng góp được gì cho giới học thuật..., đó mới là điều quan trọng.

Tìm kiếm trên mạng với từ khóa về khuyến nông có cho ra một số kết quả, tiêu biểu như:
1. Tạp chí Khuyến nông và Phát triển nông thôn
http://www.academicjournals.org/journal/JAERD
2. Tạp chí quốc tế về Khuyến nông và Phát triển nông thôn (có thêm chữ International nên tạm dịch như vậy)
http://internationalscholarsjournals.org/home/
3. Tạp chí quốc tế về khuyến nông (International Journal of Agricultural Extension)
http://escijournals.net/IJAE/index
http://www.ajol.info/index.php/ijard/about/contact
..
....
.........
và còn có thể có một vài tạp chí khác mà mình chưa tìm ra!

Thoạt nghe thì có vẻ rất thú vị, có lẽ bởi tôi cũng là một người rất tâm đắc với nghề nên có suy nghĩ khá tích cực và nghiêm túc về các vấn đề liên quan đến ngành nghề, học thuật và nghiên cứu có liên quan. Nhưng quả thực mọi chuyện không được như tôi mong muốn. Vào website của họ xem thông tin thì tuyệt nhiên không có bất kỳ thông tin nào về Impact hay độ Influence của các tạp chí này cả, nói chi đến IF hay ISI. Đội ngũ Editor Board thì được liệt kê một danh sách dài toàn các ông ở châu Phi, Ấn Độ, Pakistan...không có lấy nổi một ông l
Thượng vàng hạ cám
à English native speaker. Chọn đại một paper đọc thì nội dung còn không bằng cuốn tập san hay tạp chí của một trường đại học vùng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, phải nói là rất, rất tệ. Không thể hiểu nổi tại sao lại có những chuyện như thế này xảy ra nữa. Tung hứng nhau chăng?, làm trò hề hay đang diễn tuồng cho nhau xem chăng???. thật là nực cười.


ÔI, NGÁN NGẨM LÀM SAO...

Bonus thêm một list các Journal bị cho vào Blacklist:
http://www.academia.edu/4075420/Blacklisted_Publishers_and_their_Respective_Journals

Kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)

Written By Tadien on Wednesday, April 10, 2013 | 16:32


PRA- Kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn là một trong những cách tiếp cận mới để thay thế phương pháp lỗi thời (áp đặt) trong phát triển nông thôn. Nó được dựa trên kinh nghiệm địa phương, nơi các cộng đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ một cách có hiệu quả. PRA là phương pháp có sự tham gia đồng tình của người dân, là một thành phần căn bản trong việc xây dựng kế hoạch đề án; điều đó duy trì được các kỹ thuật địa phương cũng như duy trì các hệ thống bền vững của sinh thái, kinh tế, chính sách; và những khởi điểm phát triển bền vững thật sự đó sẽ hợp thành những cách tiếp cận mà chính các cộng đồng địa phương có thể quản lý và kiểm soát.
Ở Việt Nam, từ cuối những năm 80, ngày càng nhiều nhiều tổ chức quốc tế (như Ngân hàng thế giới [WB], UNDP, FAO, IFAD, FADO, IDRC,...), các cơ quan nghiên cứu, phát triển trong nước đã sử dụng
PRA để xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án ở nhiều qui mô khác nhau về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, việc hiểu rõ quan điểm hệ thống và vận dụng thuần thục các kỹ năng PRA là quá trình tích lũy lâu dài.Các cán bộ nghiên cứu và phát triển cần được huấn luyện kỹ lưỡng về kỹ năng, và quan trọng hơn về ý thức phục vụ người dân, vận dụng và tự rèn luyện trong thực tiễn công việc của mình.
Tài liệu này nhằm giới thiệu cho các nhà nghiên cứu sự cần thiết và phương pháp PRA. Các kỹ thuật PRA ngày nay được sử dụng nhiều như là một công cụ bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu truyền thống, sử dụng trong các nghiên cứu thăm dò, lập kế hoạch và đánh giá các dự án cho hàng loạt các lãnh vực khác nhau như nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển xí nghiệp và chăm sóc y tế, và.v.v. Mặc dù những thí dụ trong tài liệu này được trích dẫn từ một vài nghiên cứu ở một địa phương, PRA có thể áp dụng cho những điều kiện văn hóa, kinh tế-xã hội và các vùng sinh thái khác nhau.

Phương pháp Phát triển kỹ thuật có sự tham gia


Trong một nỗ lực nhằm mục đích giúp cho hoạt động khuyến nông có hiệu quả, Chương trình “Khuyến Nông Có Sự Tham Gia Các Tỉnh Phía Nam” (PAEX) do Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kỹ thuật của Vương quốc Bỉ (VVOB) phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát Triển đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ đã thực hiện nhiều khoá huấn luyện cho cán bộ khuyến nông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về "PTD - Phương pháp Phát triển kỹ thuật có sự tham gia". 
Đây là tài liệu rất quan trọng đã được dự án “Khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long (MDAEP) xuất bản lần thứ nhứt năm 2006. Cuốn sách nầy sử dụng cho các khóa huấn luyện, nó là cơ sở lý luận và lý thuyết cơ bản của cách tiếp cận khuyến nông có sự tham gia, và được tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Vì vậy,  PAEX cho tái bản lần 2 cuốn sách "PTD - Phương pháp Phát triển kỹ thuật có sự tham gia" để đáp ứng nhu cầu của đọc giả, làm tài liệu sử dụng cho đào tạo, huấn luyện và tham khảo.
Nội dung của cuốn sách này bao gồm các thông tin về các đặc điểm tổng quát của PTD, các kỹ năng và thái độ, các công cụ và phương pháp tiếp cận trong tiến trình PTD - trong đó nông dân là trọng tâm trong tiến trình khuyến nông có sự tham gia. Tài liệu này được viết một cách cô đọng, đơn giản, trình bày có hệ thống và có nhiều ví dụ minh họa, có thể giúp bạn đọc thuận tiện trong tham khảo và áp dụng.

Quản lý Câu lạc bộ khuyến nông có sự tham gia


Một trong những trọng tâm của Chương trình khuyến nông có sự tham gia (PAEX) là hỗ trợ phát triển bền vững các Câu lạc bộ khuyến nông đã thành lập trước và trong thời gian thực hiện Chương trình.
Tài liệu tập trung vào ba (03) nội dung chính:
  • Những hoạt động chính của một câu lạc bộ nông dân/khuyến nông
  • Những kỹ năng cần có của người chủ nhiệm Câu lạc bộ
  • Biểu mẫu tham khảo sử dụng trong Câu lạc bộ nông dân/khuyến nông
Tài liệu được xây dựng và tổng hợp trên cơ sở kinh nghiệm từ những dự án, tổ chức đi trước và theo kinh nghiệm thực tế của giảng viên, các cán bộ dự án và cán bộ các cơ quan đối tác là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư và Trạm Khuyến nông ở 5 tỉnh tham gia Chương trình PAEX.


Hy vọng cuốn tài liệu này sẽ giúp cho Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ khuyến nông biết được cách tổ chức, quản lý Câu lạc bộ một cách hợp lý và có hệ thống, nhất là các Câu lạc bộ có số thành viên  đông (trên 15 người), có các hoạt động đa dạng.
Ngoài ra, các cán bộ khuyến nông/khuyến nông viên cơ sở cũng có thể vận dụng những nội dung cụ thể vào công việc của mình, cũng như trong việc hỗ trợ Câu lạc bộ trong các hoạt động khuyến nông.
 
Support : Copyright © 2011-2014. Agri-Extension Vietnam - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger